sự khác biệt giữa rockwool và glasswool

9 đặc điểm phân biệt rockwool và glasswool

Rockwool và glasswool có phải là một loại? chúng có cấu tạo và ứng dụng như nhau không? đây là vấn đề mà rất nhiều khách hàng băn khoăn, chưa rõ và thường hay hỏi AZ khi tìm hiểu về 2 sản phẩm này. Nếu bạn cũng đang có sự nhầm lẫn giữa hai sản phẩm này thì hãy cùng AZ tìm hiểu bài viết “sự khác biệt giữa rockwool và glass wool” dưới đây để có đáp án nhé.

Mục lục đọc nhanh

Rockwool là gì?

Rockwool là tên gọi khác của bông khoáng hay len đá. Nó là vật liệu cách nhiệt, cách âm và chống cháy tốt được làm từ đá Dolomit và đá bazan được nấu chảy ở nhiệt độ 1600 độ C và được kéo thành sợi nhỏ cùng với một số hóa chất chuyên dụng, sau đó được đóng gói thành dạng tấm, cuộn và ống.

Rockwool
Rockwool dạng tấm

Glasswool là gì?

Glaswool hay còn gọi là bông thủy tinh được làm từ các sợi thủy tinh tổng hợp tạo thành chất liệu giống như sợi len. Qúa trình thực hiện tạo ra các túi khí nhỏ giữa các sợi thủy tinh, các túi khí này hoạt động như một rào cản để ngăn thất thoát nhiệt, và do vậy bông thủy tinh có khả năng cách nhiệt cao. Bông thủy tinh được sản xuất ở dạng cuộn, tấm và ống.

Glasswool
Glasswool dạng cuộn không bạc

Sự khác biệt giữa rockwool và glasswool

Cả hai sản phẩm đều là vật liệu được sử dụng để chèn giữa các bức tường, vách ngăn, trần nhà để cách nhiệt, cách âm. Vậy bông khoáng và bông thủy tinh có gì khác nhau?

Dưới đây là 9 điểm khác biệt chính của cả hai ngoài sự khác nhau về màu sắc của chúng.

Hệ số cách nhiệt của rockwool và glasswool

  • Bông khoáng có giá trị R là 3,0 – 3,3, bông thủy tinh có giá trị R là 2,2 – 2,7. Điều này làm cho rockwool cách nhiệt tốt hơn bông thủy tinh.

Cường độ nén của rockwook và glasswool

  • Rockwool có độ bền nén lớn (lớn hơn 40KPa), bông thủy tinh có độ bền nén kém hơn.

Khả năng cách âm

  • Cả hai đều có khả năng cách âm tốt, nhưng rockwool được ưu tiên sử dụng nhiều hơn.

Khả năng chống cháy

  • Rockwool chịu nhiệt đến 700 độ C, nếu nhiệt độ cao hơn 700 độ C thì bông khoáng sẽ bị hao mòn chứ không cháy.
  • Glaswool có thể chịu nhiệt lên đến 400 độ (thường là khoảng 230 độ C mà không thay đổi)

Ứng dụng nhiệt độ cao

  • Rockwool được ưa chuộng trong các ứng dụng nhiệt độ cao như nhà máy lò hơi, hệ thống HVAC. Bông thủy tinh được ứng dụng trong dân dụng và thương mại.

Chống thấm nước

  • Rockwool hoàn toàn chống nước, glasswool có thể bị nước xâm nhập.

Phục hồi đóng gói

  • Rockwool khó có thể phục hồi lại hình dáng ban đầu do đó khi vận chuyển chú ý không thể nhồi nhét khi vận chuyển.
  • Bông cách nhiệt glasswool có thể nén mạnh mà không ảnh hưởng đến việc phục hồi độ dày sau khi mở gói, do đó vận chuyển và lưu trữ được nhiều hơn.

Dễ dàng cài đặt

  • Bông thủy tinh mềm nên khi lắp đặt bông dễ bị đổ hoặc tụt xuống làm cho quá trình thi công chậm hơn. Tạo ra nhiều bụi mịn trong quá trình thi công, có thể gây ngứa cho người thực hiện công việc. Đòi hỏi những người thợ có tay nghề cao.
  • Độ cứng tốt nên rockwool dễ dàng cắt và lắp đặt vào các vị trí khác nhau.

Chi phí

  • Bông thủy tinh tiết kiệm chi phí hơn, thấp hơn 10% so với bông khoáng.

Rockwool và glasswool, loại nào cách nhiệt tốt?

Đã có nhiều tranh luận về giá trị của hai sản phẩm này. Câu trả lời đơn giản là vật liệu tốt nhất phụ thuộc vào ứng dụng và các yêu cầu hiệu suất cụ thể.

Xem thêm bài viết rockwool cách nhiệt – 9 lợi ích thật sự bạn cần biết để biết thêm tuýp chọn sản phẩm đúng cách.

Hi vọng những thông tin AZ cung cấp hữu ích với bạn và nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy gọi cho đội ngũ chuyên viên của AZ theo số 0942.943.889 hoặc email cachnhietaz@gmail.com. Đội ngũ chuyên viên của AZ sẵn sàng tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ bạn.

Scroll to Top